Tác dụng của vitamin B1 <Thiamin>:
Vitamin B1 |
Thiamin là vitamin B đầu tiên được phát hiện bởi các nhà khoa học vì vậy được đặt số "1". Giống như các loại vitamin B khác thiamin hòa tan trong nước và giúp thực phẩm thân người chuyển thành năng lượng.
Vitamin B1 còn gọi là thiamine (dưỡng chất năng lượng) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.
Bởi vậy, nếu không có vitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Chưa hết, vitamin B1 còn hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau. Ví dụ, như khi cơ chân bị chuột rút chẳng hạn.
Một số chú ý dùng vitamin B1 qua ăn uống:
- Nên hạn chế rượu, cà phê: Các loại đồ uống có chứa nhiều caffein, rượu sẽ làm tăng tiểu tiện làm cho vitamin B1 bị đào thải ra ngoài nhanh qua con đường nước tiểu.
- Không nên chế biến quá kỹ: Vitamin B1 là dưỡng chất rất nhạy nhiệt, nếu chế biến quá kỹ, nhất là các loại rau dạng lá đậu đỗ.
- Tăng cường thực phẩm nguyên chất: Nhất là thực phẩm tươi sống, nguyên chất. Ví dụ như các loại ngũ cốc chế biến quá kỹ, quá nhiều sẽ giảm từ 20-60% hàm lượng vitamin B1 cũng các loại dưỡng chất khoáng chất khác.
- Bảo quản hợp lý: Do nhạy nhiệt nên các loại thực phẩm rau củ quả giàu vitamin B1 nên bảo quản ở môi trường tự nhiên, ngay sau khi thu hoạch hoặc mua về dùng ngay, nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu sẽ mất dần hàm lượng dưỡng chất vitamin B1.
Thời kỳ mang thai:
Không có nguy cơ nào được biết.
Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg thiamin. Thiamin được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ thiamin trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu thiamin do rượu gây ra.
Thời kỳ cho con bú:
Mẹ dùng thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được.
Khẩu phần thiamin hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm thiamin. Chỉ cần bổ sung thiamin nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ.
Tác dụng phụ:
Hiếm gặp
Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
Tăng huyết áp cấp.
Ban da, ngứa, mày đay.
Khó thở.
Kích thích tại chỗ tiêm.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Thiamin thường được dùng để uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc thiếu hụt thiamin nặng (suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke). Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ; nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.
Liều dùng:
Beriberi: Nhẹ: liều có thể tới 30 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 - 3 lần, uống hàng ngày.
Nặng: liều có thể tới 300 mg, chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày.
Hội chứng Wernicke: Nên tiêm bắp, liều đầu tiên: 100 mg. Thường các triệu chứng thần kinh đỡ trong vòng từ 1 - 6 giờ. Sau đó, hàng ngày hoặc cách 1 ngày: 50 - 100 mg/ngày, tiêm bắp. Ðợt điều trị: 15 - 20 lần tiêm.
Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: 40 mg/ngày, uống.
Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mang thai: 5 - 10 mg, uống hàng ngày. Nếu nôn nhiều: tiêm bắp
Beriberi trẻ em:
Thể nhẹ: Uống 10 mg mỗi ngày.
Suy tim cấp hoặc truỵ mạch cấp: Tiêm bắp 25 mg.
Thường các triệu chứng đỡ nhanh.
Liệu pháp vitamin liều cao để điều trị các triệu chứng không do thiếu vitamin: Không có cơ sở khoa học.
Thực phẩm giúp bổ sung vitamin B cho cơ thể
Thịt gà, gan, trứng và cá hồi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5, B8 và B12. Ngoài ra, có thể nạp sinh tố này từ sữa chua và sữa. Hãy bổ sung những loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống để tận hưởng nhiều lợi ích sức khỏe khác ngoài những loại sinh tố kể trên.
Những loại rau chứa nhiều vitamin B5 bao gồm súp lơ và bông cải xanh. Bên cạnh đó, nấm cũng là một nguồn cung cấp đáng kể loại sinh tố này. Ngoài vitamin B5, bạn có thể hấp thu từ những thực phẩm này các dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, khi nói đến các loại quả giàu vitamin B5, dâu và bắp đáng được “xướng danh”. Những loại quả này chứa nhiều dưỡng chất và chất chống ô xy hóa. Một bát dâu hay một trái bắp luộc ngoài việc giúp bổ sung năng lượng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Đậu cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B8. Ăn 100 gr đậu trắng hay đậu lima có thể cung cấp cho bạn lần lượt 65 và 44 mg inositol (vitamin B8). Bên cạnh đó, đậu còn giúp tăng cường chất xơ ngừa táo bón.
Dưa ruột vàng và các loại trái cây có múi (trừ chanh) có thể giúp bổ sung vitamin B8. Không những thế, những loại trái cây này còn là kho chứa vitamin C tốt cho da và mạch máu. Ngoài ra, hải sản là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên dồi dào nhất. Hãy bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống hằng tuần để giảm rủi ro đau tim, theo báo Thanh Niên.
Đăng nhận xét