Vitamin H hay vitamin B8 thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Khi vào cơ thể, vitamin H được tổng hợp một phần nhờ vi khuẩn ruột và hiện nay đã được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.
vitamin H tham gia chuyển hóa mỡ và bã nhờn ở da, dinh dưỡng da và niêm mạc.
Khi thiếu vitamin H gây viêm da, viêm lưỡi, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, rụng tóc… nên nó được chỉ định dùng trong điều trị các bệnh như trứng cá, viêm lưỡi, viêm miệng, tăng tiết bã nhờn, kết hợp các thuốc khác để điều trị hói đầu.
Vitamin này có nhiều trong:
• Gạo, ngũ cốc và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó)
• Các loại đậu
• Gan bò, sữa, cá, lòng đỏ trứng, thịt nạc
• Chuối, dâu tây, bưởi, nho, bơ, cà rốt, khoai tây
Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin H, bạn có thể tham khảo để bổ sung:
Gan nấu chín: chứa 27 đến 35mcg vitamin H.
Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào, đậu nành, bánh mỳ... Một lát bánh mỳ cung cấp cho chúng ta từ 0,02 tới 6mcg vitamin này, một chén đậu phộng có chứa tới 73mcg vitamin H.
Men và men bia: Một gói nấm men trọng lượng 7g chứa tới 14mcg vitamin H.
Thịt lợn: Trong 87g thịt lợn có thể cung cấp từ 2 tới 4mcg vitamin H.
Cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá ngừ: Trong 87g cá này chứa khoảng 4mcg, 5mcg và 2,6mcg.
Trứng: Một quả trứng to có thể cung cấp từ 13 tới 25mcg. Nên chú ý khi ăn lòng trắng trứng vì nó có chứa chất Avidin, một loại protein kháng khuẩn liên kết với vitamin H và ngăn chặn quá trình hấp thu của cơ thể.
Sữa chua: Một cốc sữa chua với hàm lượng chất béo thấp chứa 7,4mcg vitamin H; Một cốc sữa chua không béo chứa 4,9mcg.
Phô mai: 29g phô mai có chứa từ 0,4 tới 2mcg vitamin H.
Ngoài ra nên ăn nhiều rau, củ, quả như: Cải bắp, bông cải xanh, súp lơ, củ cải đường, cải xoăn, khoai lang, khoai tây trắng, quả bơ, chuối, mâm xôi…
Đăng nhận xét